10 điểm nhấn của thương mại điện tử đáng lưu ý năm 2017
Hãy chắt chắn rằng doanh nghiệp của bạn nắm bắt tốt xu hướng mới nhất của kênh thương mại điện tử, nhằm kiểm xoát và đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng cách đột phát trong thời gian tới. Dưới đây là 10 điểu nhấn của thương mại đện tử trong năm 2017 có thể bạn chưa biết
1. Hồi kế của Black Friday và Cyber Monday
Khách hàng danh ra hơn 400 tỷ vào mua sắm tháng 11
Black Friday và Cyber Monday sẽ không còn là dấu hiệu bắt đầu mùa mua sắm mà thay vào đó, đây sẽ trở thành một phần của cả một mùa mua sắm bắt đầu từ đầu tháng 11 có tên là Cyber November.
2. Trải nghiệm mua sắm năng động và cá nhân hóa hơn
82% khách hàng cho biết những nội dung cá nhân hóa thực sư rất có ý nghĩa khi thực hiện quyết định mua hàng.
2017 sẽ chứng kiến sự xuất hiện của một trải nghiệm mua sắm độc đáo. Mỗi khách hàng sẽ được tiếp cận với một nội dung đọc nhất: Gợiý sản phẩm phù hợp và những sự lựa chọn khác dựa trên sở thích, địa điểm, xu hướng thị trường, nhân khẩu học, lịch sử mua hàng và tương tác với các thương hiệu.
3. Khách hàng tương tác với trí tuệ nhân tạo
Trong năm 2017 nhiều người tiêu dùng sẽ có những tương tác đầu tiên với chatbot, một công cụ trò truyện hoàn toàn tự động sẽ trả lời câu hỏi của bạn, hoạt động như điểm tiếp xúc đầu tiên với thương hiệu.
Facebook, WhatsApp, Twitter, và Google Allo đều đang giới thiệu những bot tích hợp để giúp ích cho quá trình mua sắm, đặt chỗ và dịch vụ khách hàng.
Người sử dụng live chat nhiều hơn 5-30% tỉ lệ chuyển đổi cao hơn 5-10 lần cho mỗi phiên chat.
4. Dự đoán chính xác những gì người tiêu dùng sẽ mua
Bằng việc khai thác lượng dữ liệu khổng lồ (Big data) thu được thông qua tương tác, hồ sơ và hành vi của khách hàng, các doanh nghiệp có thể có những phân tích mang tính dự đoán được những gì họ sẽ mua tiếp theo dựa trên hành vi của những người mua khác có hồ sơ tương tự.
5. Tối ưu nhất có thể trải nghiệm trên di động
Trong năm 2016, lần đầu tiên lượt truy cập vào các trang bán hàng trên thiết bị di động đã vượt xa trên máy tính. Ngay cả Google cũng đã tiến hành chỉ mục web (web index) trên di động - điều đó có nghĩa di động đang là ưu tiên hàng đầu, chứ không chỉ đơn giản là cần tốt ưu hóa nữa.
Đừng nghĩ "người dùng di động" và "người dung máy tính" là khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng người dùng đưa ra quyết định mua hàng trên điện thoại rồi sau đó có thể mới lên máy tính để đặt mua.
6. Tăng cường gia hàng trong ngày
Vận chuyển và trả hàng luôn là những "nổi đau" trong trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Tùy chọn giao hàng trong ngày khởi nguồn từ Amazon Prime và giờ đây đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều kênh mua sắm khác.
Một báo cáo của Forrester cjo thấy 29% khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để được nhận hàng trong ngày.
7. Bán hàng trên mạng xã hội
Quyết định mua hàng của người dùng ảnh hưởng rất nhiều bải mạng xã hội và các nền tảng nội dung nhiều hơn là các nền tảng giao dịch và thị trường, và những người có ảnh hưởng từ Blogger cho đến các chuyên gia sẽ tác động rất lớn lên quyết định mua hàng hơn bao giờ hết.
74% người mua sử dụng mạng xã hội để thực hiện quyết định mua hàng. Doanh só tăng, sản phẩm được lan truyền, khách hàng yêu thích sản phẩm là nhờ quảng cáo truyền miệng.
8. HTTPS trở thành điều bắt buộc
HTTPS mang ý nghĩa: xác thực, mã hóa, toàn vẹn dữ liệu, sử dụng HTTPS đã tăng từ 51% trong 1/2014 lên 85% trong 1/2017, trong 8/2014, Google thong báo rằng bảo mật website sẽ được thêm như một tiêu chí xép hạng cho kết quả trên công cụ tìm kiếm.
Nếu không có HTTPS, bên thứ 3 có thể xâm hại nội dung trên website của bạn mà bạn không hề hay biết, có thể đưa hìnhảnh thương hiệu và cả khách hàng của bạn vào nguy hiểm.
9. Bán lẻ đa kênh OMNO-CHANNEL
Hãy bán sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau nhất bạn có thể. Người mua sắm trên nhiều kênh mua nhiều gấp 3 lần người chỉ sử dụng 1 kênh mua sắm.
10. Remarketing sản phẩm
Hãy để sản phẩm xuất hiện trước khách hàng thật nhiều lần qua remarketing. Nghiên cứu chỉ ra trung bình khách hàng thấy sản phẩm 7 lần trước khi quyết định mua chúng.
Nguồn tin: Subiz